Liên Hệ |

Nông nghiệp sinh thái: Hướng đi bền vững cho tương lai

 13:53 10/03/2025        Lượt xem: 79

Nông nghiệp sinh thái: Hướng đi bền vững cho tương lai
Mục tiêu của nông nghiệp sinh thái là tối ưu hóa mối tương tác giữa cây trồng, vật nuôi, con người và môi trường, xây dựng hệ thống lương thực, thực phẩm công bằng.

Theo định nghĩa của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), nông nghiệp sinh thái là phương pháp phát triển hệ thống nông nghiệp và xã hội theo hướng bình đẳng và bền vững. Về mặt sinh thái, tất cả các sinh vật đều được coi là bình đẳng. 

FAO đã đưa ra 13 nguyên tắc của nông nghiệp sinh thái, trong đó nhấn mạnh ba yếu tố cốt lõi. Thứ nhất, nông nghiệp sinh thái khuyến khích sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các nguồn tài nguyên sẵn có, bao gồm việc tận dụng phụ phẩm trong sản xuất. 

Thứ hai, phương pháp này tập trung phục hồi năng lực của các hệ thống nông nghiệp và thực phẩm, đảm bảo các hoạt động sản xuất trả lại giá trị cho môi trường tự nhiên. 

Cuối cùng, nông nghiệp sinh thái đặt mục tiêu đảm bảo công bằng giữa các thành phần tham gia trong hệ thống, từ người sản xuất đến người tiêu dùng.

Với tiếp cận này, nông nghiệp sinh thái không chỉ hướng tới việc bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy xã hội bền vững, nơi con người và thiên nhiên có thể cùng phát triển hài hòa. Báo Nông nghiệp Việt Nam trân trọng giới thiệu 13 nguyên tắc của nông nghiệp sinh thái, nhìn từ dự án “Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái và hệ thống thực phẩm an toàn” (ASSET). 

1. Sử dụng tài nguyên hiệu quả

Nông nghiệp sinh thái đề cao việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên tối ưu ở mọi quy mô, từ đồng ruộng đến nông trại và doanh nghiệp:

Quy mô đồng ruộng: Trồng các loại cây sinh khối trước và sau vụ chính giúp tái tạo dinh dưỡng cho đất, cải thiện chất lượng đất mà không cần phụ thuộc vào phân bón hóa học.

Quy mô nông trại: Tận dụng nguồn phân chuồng, chất thải sinh hoạt và tàn dư cây trồng để tái sử dụng, giảm thiểu lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Quy mô doanh nghiệp: Áp dụng các công nghệ tái chế và quy trình khép kín để tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, hướng đến phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.

2. Cải thiện khả năng tự cung cấp của hệ thống nông nghiệp

Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống tự cung cấp và hoạt động khép kín, giúp giảm chi phí sản xuất và giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Tại Việt Nam, mô hình VAC (vườn - ao - chuồng) là ví dụ điển hình. Các giải pháp như sử dụng biogas và trùn quế không chỉ xử lý chất thải mà còn tái tạo năng lượng và cải thiện đất trồng.

Việc cải thiện khả năng tự cung cấp giúp giảm phụ thuộc vào phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, từ đó giảm chi phí đầu vào và hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường. 

3. Phục hồi sức khỏe đất

Phục hồi đất là ưu tiên quan trọng trong nông nghiệp sinh thái, nhất là ở các khu vực chịu tác động nghiêm trọng từ xói mòn và thoái hóa đất. Như tại tỉnh Sơn La, đất nông nghiệp thường có tầng đá mỏng, dễ bị xói mòn do các tập quán canh tác truyền thống như đốt nương làm rẫy. Sau mỗi mùa đốt, các cơn mưa lớn cuốn trôi dinh dưỡng, làm đất ngày càng bạc màu và mất khả năng sản xuất.

Các dự án nông nghiệp sinh thái đã giúp thay đổi nhận thức và hành động của nông dân. Thông qua các giải pháp như trồng cây che phủ đất, sử dụng phân hữu cơ, hạn chế đốt nương, nông dân đã được hướng dẫn cách phục hồi đất và giữ gìn tài nguyên cho thế hệ tương lai.

Thông qua giải pháp như trồng cây che phủ đất, nông dân hiểu cách phục hồi đất và giữ gìn tài nguyên cho thế hệ tương lai. Ảnh: Quỳnh Chi. 

Thông qua giải pháp như trồng cây che phủ đất, nông dân hiểu cách phục hồi đất và giữ gìn tài nguyên cho thế hệ tương lai. Ảnh: Quỳnh Chi. 

4. Phúc lợi động vật

Nông nghiệp sinh thái đặt trọng tâm vào việc cải thiện phúc lợi động vật, xem vật nuôi không chỉ là nguồn lợi mà còn là bạn đồng hành, đóng góp vào sự cân bằng sinh thái. 

Theo quan điểm sinh thái, các sinh vật đều bình đẳng và có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Khi con người chăm sóc tốt vật nuôi, chúng cũng đáp lại bằng những lợi ích thiết thực. Tuy nhiên, ở các tỉnh phía bắc Việt Nam, đặc biệt trong mùa đông, rét đậm rét hại vẫn là thách thức lớn, dẫn đến nguy cơ chết rét trâu bò. Vì vậy, cải thiện chuồng trại và kỹ thuật chăm sóc là vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, tiêm vacxin đầy đủ không chỉ bảo vệ vật nuôi mà còn giúp giảm rủi ro lây lan dịch bệnh trong hệ sinh thái nông nghiệp. Tập trung vào nguồn thức ăn sạch, đầy đủ dưỡng chất để vật nuôi phát triển khỏe mạnh.

Bài viết liên quan
Phân bón Cà Mau sắp khai trương cửa hàng nông nghiệp đô thị

Phân bón Cà Mau sắp khai trương cửa hàng nông nghiệp đô thị

 09:59 31/03/2025
Cửa hàng cung cấp bộ sản phẩm, dịch vụ và giải pháp trồng trọt đa dạng, toàn diện giúp người dân đô thị cải tạo, tô điểm ngôi nhà xanh, khai trương vào 11/1/2025.
Nông nghiệp, năng lượng tái tạo sẽ được ưu tiên vay vốn xanh | Nông dân miền Tây thu lời tiền tỷ nhờ đầu tư công nghệ

Nông nghiệp, năng lượng tái tạo sẽ được ưu tiên vay vốn xanh | Nông dân miền Tây thu lời tiền tỷ nhờ đầu tư công nghệ

 09:20 20/03/2025
Các dự án lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, năng lượng tái tạo và vật liệu xây dựng sẽ được ưu tiên vay vốn ưu đãi xanh, đất đai tối đa 5 năm.
Nông dân Quảng Bình tranh thủ tỉa dặm lúa vụ đông xuân

Nông dân Quảng Bình tranh thủ tỉa dặm lúa vụ đông xuân

 13:54 10/03/2025
Từ ngày mồng 3 Tết, nhiều nông dân ở Quảng Bình đã tranh thủ ra đồng tỉa dặm lúa…
Mang công nghệ hiện đại đến với người nuôi tôm

Mang công nghệ hiện đại đến với người nuôi tôm

 13:51 10/03/2025
Công ty Tuấn Hiền hỗ trợ bà con thay đổi và nâng cấp các mô hình nuôi để tiến đến công nghệ nuôi hiện đại, mang lại nguồn tôm sạch, ổn định đầu ra.
Nông nghiệp An Giang khẳng định vai trò nền tảng trong phát triển kinh tế

Nông nghiệp An Giang khẳng định vai trò nền tảng trong phát triển kinh tế

 13:50 10/03/2025
Năm 2025, ngành nông nghiệp An Giang đưa ra mục tiêu tăng trưởng 4,8%, con số này thể hiện sự kỳ vọng việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, thông qua đổi mới công nghệ.